Nguy cơ mắc bệnh tật khi sử dụng ô tô không đúng cách
Còn khi đỗ xe dưới ánh mặt trời, ở nhiệt độ trên 60 độ F, mức Benzen sẽ lên đến 2.000-4.000 mg, gấp 40 lần so với ngưỡng cho phép. Do đó, người bước vào xe đóng kín cửa sẽ hít phải quá nhiều lượng độc tố Benzen.
Theo nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, việc lái xe quá lâu, uống nước để lâu ngày trong xe hay bật điều hòa không đúng cách là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ mắc các loại ung thư.
Ngồi lái xe lâu bị ung thư da
Ngồi lái xe trong thời gian quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng ung thư da và nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nếu tài xế hạ cửa kính. Theo nghiên cứu, kính cửa xe hơi được thiết kế có thể ngăn cản được tia UVB gây ra hiện tượng rám nắng, tuy nhiên lại không ngăn được tia UVA. Đây là nghiên cứu mới nhất của 1 nhóm người thuộc trường Đại học Dược The Saint Louis và họ đã nộp báo cáo đến Viện Da liễu Mỹ để tiếp tục nghiên cứu.
Ngồi lái xe lâu bị ung thư da
Trong 898 bệnh nhân bị ung thư da trên toàn bộ cơ thể được nghiên cứu, trong đó có 559 đàn ông và 339 phụ nữ. Đối với đàn ông, vùng da bên trái bị ung thư với tỷ lệ lớn nhất do liên tục tiếp xúc với tia UV do vô lăng bên trái. Còn với những quốc gia có vô lăng bên phải tỷ lệ này sẽ ngược.
Theo đó, những khối u gây ra ung thư phát triển theo thời gian và thường là do tiếp xúc với ánh nắng liên tục trong thời gian dài khi lái xe. Điều này còn nguy hiểm hơn việc thỉnh thoảng phơi nắng.
Theo lời khuyên của chuyên gia, đối với cửa kính ô tô, người dùng nên giảm kích thước hay dùng những loại kính, phim cách nhiệt có khả năng lọc tia cực tím sẽ giúp hạn chế nguy cơ ung thư da của lái xe khi tiếp xúc với nắng.
Uống nước để lâu trên ô tô gây ung thư vú
Không phủ nhận nước lọc đóng chai rất tiện lợi với cuộc sống. Tuy nhiên, do được đóng trong chai nhựa nên những đồ uống này dễ gây hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến ung thư.
Thông tin trên được xác nhận khi một trường hợp tại Mỹ được chuẩn đoán bị mắc ung thư vú do uống nước để quá lâu trên ô tô. Theo kết quả kiểm tra, nước mà người này uống phải có mức độ cao của chất dioxin (C4H4O2) trong mô ung thư vú.
Uống nước để lâu trên ô tô gây ung thư vú
Một nguy cơ nữa dấn đến ung thư là việc tái sử dụng chai nước. Những chai nước này được sản xuất để dùng 1 lần nên khi người dùng tận dụng để đựng nước những lần sau đều có nguy cơ bị ngộ độc. Nếu cần giữ những chai nước này lâu hơn, thì cũng không nên để quá một tuần và không để gần những nơi có nhiệt độ cao.
Để giảm thiểu những nguy cơ hại đến sức khỏe, phụ nữ nên sử dụng loại bình đựng nước có vỏ bằng thép không gỉ hoặc chai thủy tinh.
Sử dụng điều hòa không đúng cách
Điều hòa ô tô có thể gây ung thư khi tài xế sử dụng không đúng cách. Nếu sử dụng tùy tiện, điều hòa sẽ không đẩy tất cả không khí nóng ra ngoài được.
Đa số tài xế cứ ngồi vào xe là khởi động và bật điều hòa, đây là sai lầm cố hữu mà mọi người không hay biết. Khi vào xe, tài xế nên mở tất cả các cửa sổ của xe ra để khí nóng độc hại thoát được và sau 1 vài phút mới nên bật điều hòa và chỉnh nhiệt độ thấp xuống từ từ.
Theo nghiên cứu, tất cả những đồ nhựa trên xe sẽ phát ra Benzen – chất gây ung thư mạnh nhất. Không những vậy, chất Benzen còn gây độc hại cho xương, gây thiếu máu và làm giảm các tế bào máu trắng. Nếu tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây ra bệnh bạch cầu và làm tăng nguy cơ một số bệnh ung thư. Đặc biệt, chất này cũng có thể gây sẩy thai ở phụ nữ có bầu.
Theo các nhà hóa học, lượng Benzen trong nhà cho phép là: 50mg mỗi sq.ft (tương đương 4,65 m2). Tuy nhiên, khi xe hơi đỗ trong nhà, với các cửa sổ đóng, sẽ chứa 400-800 mg Benzen, gấp 8 lần so với mức cho phép.
Còn khi đỗ xe dưới ánh mặt trời, ở nhiệt độ trên 60 độ F, mức Benzen sẽ lên đến 2.000-4.000 mg, gấp 40 lần so với ngưỡng cho phép. Do đó, người bước vào xe đóng kín cửa sẽ hít phải quá nhiều lượng độc tố Benzen.
Để an toàn cho bản thân, tài xế cần trang bị cho mình những kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn trên để tránh nguy cơ ung thư từ chiếc “xế cưng” và hãy mở cửa kính để xe thông thoáng, khí nóng được thoát ra ngoài và xua tan những khí độc trước khi bật điều hòa.
Leave a Reply